Ngày càng có nhiều nước phát triển đầu tư vào Việt Nam bởi đây là đất nước có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay, xu hướng phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đang được rất nhiều doanh nghiệp chú ý đến, chính vì vậy thu hút đầu tư nước ngoài là điều kiện tất yếu. Cùng Chúc Vinh Quý tìm hiểu chi tiết hơn về những lý do này ở bài viết dưới
Vì sao Việt Nam có sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Vị trí địa lý thuận lợi
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, phía đông tiếp giáp với biển Đông cho phép giao thương đường biển với Vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia. Nước ta có đến ¾ diện tích là đồi núi nên khí hậu rất ôn hòa.
Các tỉnh miền núi phía Bắc chủ yếu là đồi núi và Đồng Bằng Sông Hồng còn miền nam là vùng trũng ven biển và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Việt Nam có diện tích đường biển lên đến 3444km là điều kiện tốt về phát triển ngành hàng hải và du lịch.
Sơ đồ địa lý Việt Nam
Thủ đô Hà Nội ở phía Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều thành phố lớn khác có nhiều tiềm năng và ngày càng thu hút được nhiều công ty nước ngoài đến đầu tư phát triển cả về kinh tế lẫn du lịch.
Việt Nam cũng có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, than, quặng sắt, thiếc, đồng, kẽm, chì, đá cẩm thạch, boxit, mica, đá vôi và nhiều loại khác và khai thác thủy điện cũng rất phát triển.
Việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản cũng đang được quan tâm phát triển. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo và hạt tiêu lớn nhất thế giới, xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 và xuất khẩu hạt điều lớn thứ 3.
Tình hình chính trị ổn định
Một trong những yếu tố khiến Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài là bởi sự ổn định về tình hình chính trị. Hội đồng chính phủ luôn có một sự nhất quán trong chính sách phát triển kinh tế. Đây là điều mà không phải đất nước nào cũng có.
Tình hình chính trị tại Việt Nam luôn ổn định
Việt Nam được đánh giá là đất nước có nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững, lượng lao động dồi dào, thị trường tiềm năng. Đồng thời có nhiều chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
Hiện tại, Việt nam có đến 32.000 dự án từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Sau thời gian chống chọi với đại dịch Covid, hiện nay mọi hoạt động kinh doanh đã trở lại bình thường. Đây là điểm khiến các nhà đầu tư lựa chọn nơi để đầu tư.
Chính sách mở cửa
Việt Nam có chính sách cởi mở để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 172 quốc gia, ký kết các hiệp định đầu tư song phương và 58 hiệp định đánh thuế hai lần.
Việc thay đổi các quy định về đầu tư theo các thời kỳ khác nhau, tiếp tục triển khai chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài từ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu một số ngành hàng, giảm tiền thuê và sử dụng đất.
Bắt tay với nhiều doanh nghiệp nước ngoài
Luật đầu tư năm 2020 là văn bản pháp luật mới nhất thay thế và bổ sung cho luật đầu tư 2014. Luật sẽ thay đổi, bổ sung và cải thiện những chính sách mới sẽ có nhiều đãi ngộ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sau lệnh giãn cách xã hội, chính phủ đã ban hành Nghị quyết 84/ NQ - CP đưa ra những ưu đãi như: việc nới lỏng các quy định về thương mại, công nghiệp và cắt giảm một số loại chi phí.
Lực lượng lao động cạnh tranh và hiểu biết
Việt Nam hiện có dân số 100 triệu người (lớn thứ 12 trên thế giới), dự kiến sẽ tăng lên 105 triệu người vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng mỗi năm là 1,3%. Trên 60% dân số từ 26 tuổi trở xuống.
Việt Nam cũng sở hữu những người lao động có tay nghề cao, cùng tinh thần làm việc tốt với tỷ lệ biết chữ hơn 90%. Nên người dân có trình độ học vấn tốt và sẵn sàng phục vụ bên trong những ngành đòi hỏi kỹ năng như dược phẩm, công nghệ thông tin lẫn dịch vụ tài chính. Nhưng chi phí ở mức cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác.
Tỷ lệ thất nghiệp nằm trong độ tuổi lao động khoảng nửa đầu năm 2022 chỉ là 2,26%. Theo đó, khu vực thành thị chỉ là 3,42%, trong khu vực nông thôn là 1,39% (năm 2019 tỷ lệ thất nghiệp khoảng 1,99%).
Có tất cả 54 dân tộc anh em với người Việt (Kinh) là 88% và 12% còn lại là những dân tộc thiểu số như Thái, Tày, Hoa, Hmong, Khmer và một dân tộc thiểu số khác. Chính phủ luôn ưu tiên để phát triển mạnh hệ thống giáo dục và đào tạo có chất lượng.
Tiếng Việt chính là ngôn ngữ chính thức của quốc gia, cùng với đó là một số thứ tiếng khác được đưa vào giảng dạy. Điển hình nhất trong số này là tiếng Anh với lượng người học đông.
Bên cạnh đó, còn có một số thứ tiếng cũng phổ biến không kém là tiếng Nga, tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật. Bên cạnh một số loại ngôn ngữ thông dụng trong khu vực ASEAN.
Thị trường kinh doanh liên tục đổi mới
Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch và tuân theo các chuẩn mực quốc tế. Có rất nhiều hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết cho thấy sự cởi mở đối với nền kinh tế toàn cầu.
-
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng từ 7,08% của các nước năm 2018.
-
Tình hình kinh tế và chính trị, xã hội ổn định là điều kiện tốt để phát triển kinh tế.
-
Dân số đông, có sức mua lớn là thị trường tiềm năng tại Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài phát triển.
-
Có nhiều nhà máy hàng đầu chuyên sản xuất các loại linh kiện điện tử, điện thoại di động, đặc biệt là dệt may và các ngành công nghiệp khác.
-
Thu hút đầu tư nước ngoài bởi các chính sách của nhà nước.
Thị trường kinh doanh tại Việt Nam liên tục đổi mới
Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài bởi sở hữu nhiều ưu điểm về vị trí địa lý, các chính sách của nhà nước. Ngoài ra, nước ta cũng có lượng dân cư đông đảo là thị trường tiềm năng để để phát triển các sản phẩm mới.