HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ

Đăng bởi Hợp Pháp Hoá Lãnh Sự vào lúc 24/05/2018
Nội dung bài viết

    Hợp pháp hóa lãnh sự (Legalization) là gì?

    Thuật ngữ HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ (Legalization) đề cập đến tài liệu/giấy tờ được phát hành phải được dán tem hoặc dấu xác nhận con dấu chữ ký trên tài liệu/giấy tờ là chính xác để được chấp nhận ở một quốc gia khác. Như trên Apostille sẽ được phát hành tại một quốc gia thành viên thì sẽ được chấp nhận tại quốc gia khác cũng là thành viên của Công ước. Tuy nhiên, khi giấy tờ/ tài liệu cần được sử dụng tại các quốc gia không phải là thành viên của Công ước Apostille, thì bước hợp pháp hóa tiếp theo sẽ được yêu cầu. Trong trường hợp này, các tài liệu/giấy tờ được yêu cầu Hợp pháp hóa lãnh sự tại đại sứ quán/cơ quan ngoại giao của nước sử dụng giấy tờ.

    Ví dụ, giấy tờ của Peru cần được sử dụng tại Đài Loan thì sau khi được chứng nhận Apostille bởi Peru, giấy tờ/tài liệu này vẫn phải được được hợp pháp hóa lãnh sự bởi Phòng kinh tế  văn hóa Đài Bắc ở Peru. Và tem mà Đại sứ quán phát hành chúng thường gọi là Chứng nhận lãnh sự.

    Các loại giấy tờ thường phải hợp pháp hóa lãnh sự

    1. CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU

    2. HỒ SƠ DOANH NGHIỆP

    • Bằng sáng chế
    • Giấy ủy quyền
    • Thư bổ nhiệm
    • Đăng ký kinh doanh
    • Chứng nhận đầu tư
    • Báo cáo tài chính
    • Báo cáo kiểm toán
    • Công bố lưu hành sản phẩm
    • Đăng ký nhãn hiệu
    • Hợp đồng công chứng ủy quyền

    3. HỒ SƠ CÁ NHÂN

    Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự các nước tại Việt Nam do Chúc Vinh Quý thực hiện:

    1. Hợp pháp hóa lãnh sự Tây Ban Nha
    2. Hợp pháp hóa lãnh sự Hà Lan
    3. Hợp pháp hóa lãnh sự Ba Lan
    4. Hợp pháp hóa lãnh sự Bồ Đào Nha
    5. Hợp pháp hóa lãnh sự Phần Lan
    6. Hợp pháp hóa lãnh sự Singapore
    7. Hợp pháp hóa lãnh sự Mỹ
    8. Hợp pháp hóa lãnh sự Đức
    9. Hợp pháp hoá lãnh sự Anh (UK)
    10. Hợp pháp hoá lãnh sự Ireland
    11. Hợp pháp hoá lãnh sự Úc (Australia)
    12. Hợp pháp hóa lãnh sự Brazil
    13. Hợp pháp hóa lãnh sự Argentian
    14. Hợp pháp hóa lãnh sự Indonesia
    15. Hợp pháp hóa lãnh sự Nga
    16. Hợp pháp hóa lãnh sự Ukraina
    17. Hợp pháp hóa lãnh sự Belarus
    18. Hợp pháp hóa lãnh sự Đan Mạch
    19. Hợp pháp hóa lãnh sự Hy Lạp
    20. Hợp pháp hóa lãnh sự Ai Cập
    21. Hợp pháp hóa lãnh sự Qatar
    22. Hợp pháp hóa lãnh sự Israel
    23. Hợp pháp hóa lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ
    24. Hợp pháp hóa lãnh sự Bỉ
    25. Hợp pháp hóa lãnh sự Áo
    26. Hợp pháp hóa lãnh sự Armenia
    27. Hợp pháp hóa lãnh sự Cuba
    28. Hợp pháp hóa lãnh sự Mexico
    29. Hợp pháp hóa lãnh sự Iran
    30. Hợp pháp hóa lãnh sự Bờ Biển Ngà (Côte d'Ivoire)
    31. Hợp pháp hóa lãnh sự Na Uy
    32. Hợp pháp hóa lãnh sự Hàn Quốc
    33. Hợp pháp hóa lãnh sự Trung Quốc
    34. Hợp pháp hóa lãnh sự Đài Loan
    35. Hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản
    36. Hợp pháp hóa lãnh sự Malaysia
    37. Hợp pháp hóa lãnh sự Thái Lan
    38. Hợp pháp hóa lãnh sự Myanmar
    39. Hợp pháp hóa lãnh sự Campuchia
    40. Hợp pháp hóa lãnh sự Bangladesh
    41. Hợp pháp hóa lãnh sự Italia
    42. Hợp pháp hóa lãnh sự Philippines
    43. Hợp pháp hóa lãnh sự Pakistan
    44. Hợp pháp hóa lãnh sự Ả Rập Xê Út (Arab Saudi)
    45. Hợp pháp hóa lãnh sự Chile
    46. Hợp pháp hóa lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ
    47. Hợp pháp hóa lãnh sự Các tiểu vương quốc Ả Rập(UEA)
    48. Hợp pháp hóa lãnh sự Palestine
    49. Hợp pháp hóa lãnh sự Thụy Sĩ
    50. Hợp pháp hóa lãnh sự Canada
    51. Hợp pháp hóa lãnh sự New Zealand
    52. Hợp pháp hóa lãnh sự Hungary
    53. Hợp pháp hóa lãnh sự Bulgari
    54. Hợp pháp hóa lãnh sự Rumania
    55. Hợp pháp hóa lãnh sự Bồ Đào Nha
    56. Hợp pháp hóa lãnh sự Mozambique (Mô-dăm-bich)
    57. Hợp pháp hóa lãnh sự Venezueka
    58. Hợp pháp hóa lãnh sự Iceland

    Apostille là gì?

    Với mong muốn xoá bỏ yêu cầu hợp pháp hoá ngoại giao hoặc lãnh sự đối với các giấy tờ công của nước ngoài. Đã quyết định ký Công ước này.

    Các giấy tờ công (cơ quan có thẩm quyền của nhà nước lập giấy tờ cấp) được lập trên lãnh thổ của Nước ký kết Hiệp ước và phải trình trên lãnh thổ của Nước cùng ký kết khác.

    Lưu ý: Do Việt Nam chưa tham gia là thành viên của Công ước LaHay (Hague/Apostille) do đó các giấy tờ được cấp bởi các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền hay các tài liệu của nước ngoài muốn sử dụng tại của Việt Nam (kể cả tại các quốc gia thành viên của Công ước LaHay) đều được yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đầy đủ hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

    Hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự là gì

    “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

    “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

    Văn bản pháp luật quy định về hợp pháp hóa lãnh sự:

    Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05-12-2011 của Chính phủ quy định về về hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự.
    Thông tư số 01/2012/TT-BNG của Bộ Ngoại Gao hướng dẫn thi hành một số quy định thuộc Nghị định số 111/2011/NĐ-CP về hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự.
    Thông tư 157/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự.

    Chúc Vinh Quý là chuyên gia trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn dịch thuật hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự cho các giấy tờ, tài liệu để sử dụng ở tất cả các Quốc gia, vùng lãnh thổ, đúng công ước Quốc tế. Cùng tìm hiểu chi tiết về dịch vụ ngay sau đây. 

    Pháp luật Việt Nam quy định cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự:

    Tại Việt Nam: Cục lãnh sự Bộ ngoại giao Việt Nam và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan có thẩm quyền chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự trong nước. 
    Tại nước ngoài: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.

    Trình tự thực hiện nộp hồ sơ:

    a) Tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao):

    Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội

    Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu và sáng thứ Bẩy, trừ Chủ Nhật và các ngày lễ, Tết.

    b) Tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao).

    Địa chỉ: số 184 bis đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM.

    Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết trả: các ngày làm việc trong tuần và sáng thứ Bẩy, trừ Chủ Nhật và các ngày lễ, Tết.

    c) Tại trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (tên cơ quan Ngoại vụ địa phương, địa chỉ, thời gian nhận và trả kết quả của các cơ quan này đề nghị xem tại Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự - Bộ Ngoại giao: lanhsuvietnam.gov.vn).

    Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, xem xét giải quyết.

    Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan theo giấy biên nhận hồ sơ hoặc hồ sơ được gửi trả qua đường bưu điện cho đương sự.

    Thời gian hợp pháp hóa lãnh sự.

    Theo Nghị định 111/2011/NĐ-CP, thời gian hợp pháp hóa lãnh sự mất bao lâu phụ thuộc vào tính chất và số lượng của loại hồ sơ, tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự nhưng sẽ không quá 01 tuần làm việc.

    Cụ thể:

    01 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
    Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
    Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự thì ngay sau khi nhận hồ sơ, Bộ Ngoại giao có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận giấy tờ, tài liệu đó hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên xác minh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao. Ngay sau khi nhận được trả lời, Bộ Ngoại giao giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị chứng nhận lãnh sự.
    Trường hợp chữ ký, con dấu và chức danh của cơ quan và người có thẩm quyền của nước ngoài (quy định tại tên thành phần hồ sơ 3) trong hồ sơ đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự chưa được chính thức thông báo hoặc cần kiểm tra tính xác thực, Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan này xác minh. Ngay sau khi nhận được kết quả xác minh, Bộ Ngoại giao giải quyết hồ sơ và trả kết quả cho đương sự.

    Dịch vụ bưu chính

    Phí hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự mới nhất

    Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự được quy định trong thông tư 157/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:

    Lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/bản/lần
    Lệ phí chứng nhận lãnh sự: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/bản/lần
    Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, tài liệu: 5.000 (năm nghìn) đồng/bản/lần.
    Lệ phí gửi và nhận hồ sơ qua bưu điện (nếu có): Theo quy định của dịch vụ bưu chính l
    phí hợp pháp hóa  sự và chứng nhận lãnh sự được thu bằng đồng Việt Nam (VNĐ)
    Lệ phí nộp cùng lúc với nộp hồ sơ và biên lai thu phí được trả khi nhận kết quả.
    Để sử dụng giấy tờ tài liệu nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần thêm bước chứng nhận lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó. Để sử dụng tài liệu giấy tờ Việt Nam tại nước ngoài, bạn cần thêm bước hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó. Mức phí sẽ quy định khác nhau theo từng quốc gia.
    Có một số giấy tờ tài liệu không thu lệ phí chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

    Các trường hợp được miễn và không được miễn hợp pháp hóa lãnh sự:

    Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:

    - Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
    - Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
    - Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    - Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

    Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:

    - Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
    - Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết trong bản thân giấy tờ, tài liệu đó mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
    - Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
    - Giấy tờ, tài liệu đồng thời có con dấu và chữ ký không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Con dấu, chữ ký sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu gốc, chữ ký gốc.
    - Giấy tờ, tài liệu có nội dung vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, không phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.

    Yêu cầu cụ thể đối với các giấy tờ, tài liệu đề nghị chứng nhận lãnh sự:

    a. Là giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
    b. Giấy tờ, tài liệu có thể đề nghị được chứng nhận lãnh sự là giấy tờ, tài liệu được lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận bởi:
    - Các cơ quan thuộc Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án, Viện Kiểm sát; các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và địa phương.
    - Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
    - Các tổ chức hành nghề công chứng của Việt Nam;
    - Giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác cấp, chứng nhận theo quy định của pháp luật bao gồm:
    + Văn bằng, chứng chỉ giáo dục, đào tạo;
    + Chứng nhận y tế;
    + Phiếu lý lịch tư pháp;
    + Giấy tờ, tài liệu khác có thể được chứng nhận lãnh sự theo quy định của pháp luật.
    c. Mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của các cơ quan và người có thẩm quyền nêu tại điểm 10.3.b phải được giới thiệu trước cho Bộ Ngoại giao.

    Yêu cầu cụ thể đối với giấy tờ, tài liệu đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự:

    - Là giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam.
    - Được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài cấp, chứng nhận.
    - Mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của các cơ quan và người có thẩm quyền của nước ngoài phải được giới thiệu trước cho Bộ Ngoại giao.

    Hợp pháp hoá lãnh sự có làm hộ được không?

    Theo Điều 6 Nghị định Số 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự do Chính phủ ban hành:

    1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của mình hoặc của người khác mà không cần giấy ủy quyền.

    2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự hoặc thông qua cơ quan ngoại vụ được ủy quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này hoặc gửi qua đường bưu điện.

    Ngôn ngữ sử dụng để hợp pháp hóa lãnh sự 

    Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng Việt và tiếng chính thức của nước nơi giấy tờ đó được sử dụng hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp.

    Tư vấn hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

    Là quá trình cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn cho khách hàng trong việc hoàn thành các thủ tục lãnh sự cần thiết trên các giấy tờ và tài liệu khi cần sử dụng tại Việt Nam. Đây là việc bắt buộc cần thực hiện để các tài liệu nước ngoài được công nhận và có giá trị pháp lý tại quốc gia đang sử dụng.

    dịch vụ hợp pháp hóa

      Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Chúc Vinh Quý 

      Chúc Vinh Quý là đơn vị cung cấp dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam trọn gói hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, dịch vụ chất lượng, Chúc Vinh Quý tự hào là lựa chọn số 1 của nhiều khách hàng, doanh nghiệp, không chỉ Việt Nam mà cả nước ngoài. 

      • Đội ngũ chuyên viên chuyên môn cao: Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự tư vấn tận tâm và chính xác trong mọi khía cạnh của thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.
      • Thủ tục chuyên nghiệp: Quy trình thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Chúc Vinh Quý nhanh gọn, chuyên nghiệp; vừa đảm bảo chính xác, nhanh chóng vừa giúp khách hàng đơn giản hoá các giấy tờ cần chuẩn bị. 
      • Đúng hẹn, nhanh chóng: Chúc Vinh Quý cam kết đảm bảo thủ tục hoàn thành đúng thời hạn kể từ thời gian nhận đầy đủ hồ sơ. 
      • Bảo mật dữ liệu khách hàng: Tất cả thông tin và dữ liệu cá nhân của khách hàng sẽ được bảo mật tuyệt đối. Vì vậy, bạn có thể an tâm khi chia sẻ thông tin cần thiết cho việc thực hiện các thủ tục.
      • Chi phí hợp lý: Chúc Vinh Quý cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý, cạnh tranh và minh bạch. Ngoài ra còn có nhiều dịch vụ đi kèm với mức giá ưu đãi để thuận tiện nhất trong quá trình HPHLS.

      dich vu hop phap hoa

      Quy trình tư vấn hợp pháp hóa lãnh sự 

      Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Chúc Vinh Quý được thực hiện theo quy trình chuyên nghiệp, tối giản nhưng vẫn đảm bảo chính xác.

      Bao gồm các bước sau 

      Bước 1: Liên hệ tư vấn và nhận báo giá 

      Khách hàng khi có nhu cầu, cần tư vấn các dịch vụ liên quan đến hợp pháp hõa lãnh sự, liên hệ với Chúc Vinh Quý theo số hotline: 0916 187 189 - 0969 162 538 hoặc gửi thông tin qua email: hopphaphoacvq@gmail.com; đội ngũ chuyên viên am hiểu tại Chúc Vinh Quý sẽ liên hệ với khách hàng sau 4 giờ để hỗ trợ tư vấn, giải đáp các thắc mắc cũng như báo giá chi tiết.

      Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ 

      Sau khi khách hàng đã hiểu rõ về dịch vụ cũng như đồng ý với báo giá. Chuyên viên sẽ hướng dẫn cách chuẩn bị các hồ sơ cần thiết. Và gửi hồ sơ về cho Chúc Vinh Quý để bắt đầu HPHLS. 

      Bước 3: Nhận kết quả theo thời gian đã thống nhất 

      Trong quá trình báo giá, chúng tôi cũng sẽ thống nhất với khách hàng thời gian có thể nhận được kết quả. Sau thời gian này, khách hàng có thể đến trực tiếp văn phòng nhận kết quả. Hoặc chúng tôi sẽ gửi kết quả tới quý khách theo địa chỉ được cung cấp. 

      Các câu hỏi thường gặp về dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự

      Giấy tờ đã được HPHLS có thời hạn bao lâu? 

      Giấy tờ đã được HPHLS sẽ có thời hạn hiệu lực cụ để đảm bảo tính chính xác và tính cập nhật ở tình hình hiện tại. Thông thường, thời hạn hiệu lực của các tài liệu này là 3 tháng, tùy thuộc vào quy định của cơ quan cấp phép và loại tài liệu cụ thể.

      Khi sử dụng các tài liệu nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam, cần chú ý đến thời hạn hiệu lực để đảm bảo tính hợp lệ, tránh những rủi ro về pháp lý.

      Các loại giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự 

      Các trường hợp khiến các giấy tờ và tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm: 

      • Các giấy tờ và tài liệu có thể được miễn chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự nếu theo điều ước quốc tế mà cả Việt Nam và nước ngoài đều là thành viên.
      • Các giấy tờ và tài liệu có thể được miễn chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa nếu chúng được chuyển giao trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan ngoại giao giữa Việt Nam và nước ngoài. Đây thường là trường hợp các tài liệu chính thức và quan trọng được chuyển giao trong các quan hệ ngoại giao.
      • Các giấy tờ và tài liệu được miễn chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật tại Việt Nam. 
      • Các giấy tờ và tài liệu không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự nếu chúng tuân thủ đúng quy định pháp luật của cả Việt Nam và nước ngoài. 

      hop phap hoa lanh su ha noi

      Muốn hợp pháp hóa lãnh sự cần chuẩn bị những giấy tờ?

      Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm các giấy tờ và tài liệu sau:

      • Phiếu đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự
      • Bản chính hoặc bản sao có công chứng giấy tờ, tài liệu đề nghị đăng ký hợp pháp hóa lãnh sự.
      • Bản dịch (nếu có): Nếu giấy tờ gốc không được viết bằng tiếng Việt, bạn cần cung cấp bản dịch có công chứng kèm theo.
      • Bản chụp các giấy tờ, tài liệu nói trên: Một bản sao chụp của các giấy tờ và tài liệu nói trên để dễ dàng kiểm tra và xử lý hồ sơ.
      • Bản chụp giấy tờ nhân dân: Một bản sao chụp của giấy tờ nhân dân (chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế) của người đăng ký để xác nhận danh tính.

      hợp pháp hóa lãnh sự hà nội

      Chúc Vinh Quý còn cung cấp các dịch vụ

      • Dịch thuật, công chứng, sao y bản chính
      • Tư vấn về thủ tục xin visa, hộ chiếu.
      • Tư vấn về các thủ tục pháp lý liên quan cho khách hàng

      Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự. Khách hàng có nhu cầu dịch thuật, công chứng các loại giấy tờ liên hệ ngay với Chúc Vinh Quý để được tư vấn nhanh chóng nhất. 

      • Hotline: 0916.187.189 - 0969.162.538
      • Email: hopphaphoacvq@gmail.com
      • Địa chỉ: 61 Nguyễn Ngọc Doãn, p. Quang Trung, Q. Đống Đa, Hà Nội
      0916187189 0969162538
      zalo
      face