Những năm vừa qua, tầm quan trọng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam liên tục được đẩy mạnh. Theo thống kê, GDP quốc gia tăng trưởng vượt bậc kể từ năm 2010 nhờ loại hình này. Ngay bài viết dưới đây bạn sẽ biết doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì và những thông tin liên quan.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Chính là đơn vị có nhà đầu tư của một quốc gia khác đầu tư tất cả hay một phần nào đó trên lãnh thổ nước kia để hoạt động kinh doanh kiếm lời.
Doanh nghiệp được FDI đầu tư vào tại Việt Nam
Hiện nay có nhiều quốc gia chưa phân biệt rõ loại hình này nên gần như không tồn tại khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đa phần mọi người hay hiểu đơn giản rằng đây là đơn vị được thành lập dựa vào vốn góp từ các nhà đầu tư nước ngoài bằng pháp lý quy định.
Tuy nhiên ở Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có định nghĩa theo Luật đầu tư năm 1996 như sau:
-
Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài là đơn vị có toàn bộ cổ phần nước ngoài hoặc một ít.
-
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật đề ra.
-
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo quy định nhà nước Việt Nam.
-
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Thời gian qua, Việt Nam cũng đang thí điểm một vài đơn vị có nguồn vốn nước ngoài thành công ty cổ phần. Tuy nhiên hình thức này vẫn chưa có dấu hiệu khả thi về tính hiệu quả.
Các đặc điểm của hoạt động doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó có các đặc điểm cơ bản quan trọng sau đây:
Chủ sở hữu doanh nghiệp, cổ đông
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải có một nhà đầu tư là cổ đông hay thành viên. Người này tham gia vào công ty để nhận được các lợi ích kinh tế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nhà đầu tư nước ngoài phải mang quốc tịch nước ngoài hay tổ chức nước ngoài thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Tất cả đều phải hoạt động theo cơ bản theo pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo hiệu quả trong quản lý và tác động đến nền kinh tế nước nhà.
Doanh nghiệp có 100% vốn FDI
Tư cách pháp lý
Các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có hoặc không có tư cách pháp nhân tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp đã đăng ký với nhà nước. Tư cách pháp lý xác định với các loại hình cụ thể như sau:
- Với doanh nghiệp tư nhân có nhà đầu tư nước ngoài làm chủ sẽ không có tư cách pháp nhân. Bởi theo quy định luật doanh nghiệp năm 2020 cá nhân làm chủ doanh nghiệp phải là nhà đầu tư trong nước.
- Để có tính pháp nhân các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phải thành lập theo hình thức công ty cổ phần, hợp danh, trách nhiệm hữu hạn. Khi này các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc góp vốn.
Tỷ lệ sở hữu
Nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu vốn điều lệ không có giới hạn tại doanh nghiệp ngoại trừ các trường hợp sau đây:
- Công ty đại chúng, công ty niêm yết, quỹ đầu tư chứng khoán và tổ chức kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước cổ phần hóa hay chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư phải có dự án đầu tư và thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký theo quy định của pháp luật. Sau đó mới có thể bắt đầu tiến hành thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, xác định được chính xác đối tượng được cấp quyền thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện thay đổi nội dung đăng ký của doanh nghiệp mà cũng là nội dung đăng ký đầu tư cũng cần điều chỉnh sao cho phù hợp. Doanh nghiệp phải thực hiện chính xác việc đầu tư cũng như các quyền và nghĩa vụ có liên quan.
Tại sao loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại phổ biến ở VN?
Trong số các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia đứng đầu về FDI đầu tư. Điều đó cho thấy dải đất hình chữ S sở hữu rất nhiều tiềm năng phát triển đặc biệt về lâu dài. Dưới đây là một vài lý do khiến Việt Nam phổ biến nhà đầu tư nước ngoài:
Lượng nhân công dồi dào khiến FDI vào Việt Nam tăng cao
-
Lượng lao động dồi dào và trình độ văn hoá cơ bản tốt.
-
Sức mạnh thúc đẩy kinh tế tại Việt Nam rất lớn.
-
Vị trí địa lý thuận lợi, đầy tiềm năng để phát triển đa mảng kinh doanh.
-
Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam có trữ lượng nhiều và chưa khai phá hết.
-
Chính phủ tạo ra môi trường kinh doanh mở cửa.
-
Tính pháp lý được nhà nước sửa đổi và linh động.
-
Việt Nam là quốc gia tham gia tích cực quá trình hội nhập thế giới.
-
Việt Nam được xem là điểm đầu tư an toàn và ổn định.
Ngoài ra, chính phủ Việt Nam còn đưa ra rất nhiều hỗ trợ ban đầu và ngay cả khi hoạt động để hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy mà những năm gần đây FDI quốc gia liên tục tăng trưởng.
Tầm quan trọng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tầm quan trọng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được cụ thể hóa bằng những điều sau đây:
Doanh nghiệp có FDI thúc đẩy phát triển đa ngành
-
Giúp thúc đẩy, chuyển dịch sự phát triển kinh tế đa ngành.
-
Bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi và phát triển để cạnh tranh nếu muốn tồn tại.
-
Tạo la vô số việc làm cho lao động tại Việt Nam làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
-
Đóng góp trực tiếp vào ngân sách nhà nước thông qua hoạt động kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài vừa trực tiếp lẫn gián tiếp đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của Việt Nam. Chắc chắn trong tương lai chính phủ vẫn luôn mở rộng cánh cửa để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp đa quốc gia.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phân loại ra sao?
Mặc dù doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã xuất hiện ở Việt Nam được một thời gian. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa phân biệt rõ những đơn vị này hoạt động theo phân loại nào. Vì vậy bạn hãy xem ngay phần dưới đây:
Thành lập doanh nghiệp FDI theo TNHH
-
Phân loại theo công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
-
Phân loại theo Công ty TNHH có ít nhất hai thành viên trở lên.
-
Công ty cổ phần.
-
Công ty hợp danh.
-
Doanh nghiệp tư nhân.
Thành lập doanh nghiệp FDI và thủ tục cần thiết
Các nhà đầu tư khi muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục sau:
-
Đăng ký góp vốn, mua cổ phần và góp vào vốn vào tổ chức kinh tế.
-
Làm hồ sơ đăng ký góp vốn và mua cổ phần.
-
Nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Luật đầu tư ở Sở kế hoạch và đầu tư và đợi xét duyệt.
Tuy nhiên, một số cá nhân hay đơn vị vì chưa có kinh nghiệm nên đang gặp vấn đề liên quan tới pháp lý và thủ tục giấy tờ. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều công ty hỗ trợ hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự ra đời. Nếu bạn muốn tìm đến địa chỉ uy tín nhờ giải quyết thì hãy đến với Chúc Vinh Quý.
Theo đó, công ty này chuyên cung cấp dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hay chứng nhận các loại giấy tờ đăng ký cho doanh nghiệp vốn nước ngoài rất chuyên nghiệp. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu khác liên quan đến đại sứ quán thì Chúc Vinh Quý cũng hỗ trợ rất hiệu quả.
Qua những thông tin trên, bạn đã hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì rồi đúng không nào? Rõ ràng loại hình này đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển toàn diện cho kinh tế Việt Nam. Vì vậy chắc chắn trong nhiều năm tới chính phủ vẫn tiếp tục đưa ra chính sách hỗ trợ hấp dẫn để thu hút đầu tư đa quốc gia.