Có rất nhiều khó khăn để thống nhất một quy định ngôi thứ, vì mỗi quốc gia đều có những kỳ vọng, nhất là khi trước đây quan hệ giữa các quốc gia là quan hệ không bình đẳng.
Ví dụ như ở châu Á, vua chúa phong kiến Trung Hoa tự cho mình là Thiên tử - con ông Giời và xưng là Hoàng đế, còn các nước nhỏ là chư hầu vua chỉ được xưng Vương. Chính vì vậy, vua chúa Trung Quốc đòi hỏi các nước nhỏ đón tiếp sứ thần của mình với những nghi lễ rất cao, các sứ thần rất ngạo mạn, và ngược lại khi Triều đình Trung Quốc đón tiếp sứ thần của các nước nhỏ, nước chư hầu, thậm chí còn tìm cách hạ nhục.
Ở châu Âu, có thời kỳ ảnh hưởng của thần quyền và giáo hội rất mạnh, việc đặt ngôi thứ cho các nước do Giáo hoàng quyết định. Nhưng cũng có thời kỳ thực lực là yếu tố quyết định ngôi thứ. Ngôi thứ và địa vị của quốc gia như thế nào thì ngôi thứ và địa vị của người đại diện của quốc gia đó ở nước ngoài là như vậy. Đã có giai đoạn lịch sử, sứ thần Pháp ở tất cả các triều đình nước ngoài đều đứng trước các sứ thần nước khác, vì lúc đó Pháp là nước mạnh nhất.
các đại sứ tại New Delhi
Từ 1814 -1821 đã có 5 Hội nghị quốc tế để thảo luận về vấn đề ngôi thứ giữa các quốc gia, nhưng đều không đi đến nhất trí, vì các quốc gia đưa ra những cơ sở khác nhau để đòi ưu tiên trong vấn đề ngôi thứ như niên hiệu triều đại, hình thức quốc gia, tước hiệu người đứng đầu, dân số, ngày tuyên bố thành lập, trình độ văn minh… Các nhà thương thuyết đành tạm gác vấn đề ngôi thứ quốc gia, ngôi thứ của vua chúa và tập trung vào việc thảo luận vấn đề ngôi thứ ngoại giao giữa các đại diện ngoại giao - đại diện cho quốc gia ở nước ngoài. Bản thân vấn đề ngôi thứ của các đại diện ngoại giao trong nhiều thế kỷ vẫn đưa đến nhiều cuộc tranh cãi vì vị đại diện nào cũng cho mình có quyền đòi hỏi được dành chỗ trang trọng hơn trong các buổi lễ chính thức của nước sở tại.
Trải qua nhiều thế kỷ tranh chấp, vấn đề ngôi thứ ngoại giao giữa các đại diện ngoại giao đã được giải quyết dứt khoát dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa quốc gia. Điều 4 của Quy chế Vienna 1815 quy định ngôi thứ của các đại diện ngoại giao tính theo ngày thông báo chính thức đến nước sở tại. Hội nghị Vienna 1815 và sau đó Hội nghị Aix la Chapelle tuy chỉ có một số ít nước tham gia nhưng đã có những quy định về ngôi thứ và dân dần được mọi người công nhận và dùng làm cơ sở trong thực tiễn lễ tân ngoại giao tồn tại gần 150 năm.
Đến Hội nghị Vienna 1961, với sự tham gia của 81 nước, do kết quả của nhiều năm chuẩn bị, vấn đề ngôi thứ giữa các đại biểu ngoại giao đã được quy định một cách hoàn chỉnh. Điều 16 Công ước Vienna 1961 quy định: “Người đứng đầu Cơ quan đại diện giữ trình tự ngôi thứ ở từng cấp căn cứ vào ngày và giờ nhậm chức”. Điều 13 của Công ước quy định: "Người đứng đầu Cơ quan đại diện được coi như đã nhậm chức tại nước tiếp nhận kể từ khi trình thư ủy nhiệm, hoặc kể từ khi trao một bản sao y thư ủy nhiệm cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận hoặc một Bộ nào khác đã được thỏa thuận theo thực tiễn tiến hành ở nước tiếp nhận, và thực tiễn tiến hành này phải được áp dụng một cách nhất quán. Thứ tự trình thư ủy nhiệm hoặc trao bản sao thư ủy nhiệm được xác định căn cứ vào ngày và giờ đến của người đứng đầu Cơ quan đại diện."
Từ đó các nhà ngoại giao không cần phải “rút gươm” để tranh chấp ngôi thứ, mà vấn đề đã được giải quyết một cách dứt khoát dựa trên cơ sở vững chắc của nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong các quy định của Công ước Vienna 1961.
Ngôi thứ ngoại giao là một trong những quy định quan trọng của Lễ tân Ngoại giao và gồm các ngôi thứ chủ yếu:
- Ngôi thứ dành cho Đoàn Ngoại giao khi được mời dự các lễ tiết chính thức của nước sở tại.
- Ngôi thứ giữa những người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao.
- Ngôi thứ giữa cán bộ ngoại giao trong một Cơ quan đại diện ngoại giao
Liên hệ Văn phòng dịch thuật công chứng CVQ tại Hà Nội
Hotline: 0916 187 189
Email: dichthuatcvq@gmail.com
ĐC: Số 6 ngõ 5 Láng Hạ - Thành Công - Ba Đình - Hà Nội