DỊCH VỤ HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ - CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ

Gọi ngay cho chúng tôi:

0916.187.189-0969.162.538

Chứng nhận lãnh sự và Hợp pháp hóa lãnh sự theo Nghị định Chính phủ số 111/2011/NĐ-CP

Đăng bởi CAS Media vào lúc 04/01/2021

Quy định về chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự đều được thực hiện dựa theo theo Nghị định Chính phủ số 111/2011/NĐ-CP. Nghị định này được ban bố và chính thức thực thi bắt đầu từ ngày 05/12/2011. Để tìm hiểu thêm về nội dung được trình bày trong Nghị định này, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

Được biết, nội dung trong Nghị định Chính phủ số 111/2011/NĐ-CP được phân chia thành 10 điều. Cụ thể như sau:

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

Trong Nghị định Chính phủ số 111/2011/NĐ-CP sẽ quy định thẩm quyền, quy trình và thủ tục chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự. Trong đó sẽ nhắc đến rõ ràng nội dung quản lý của Nhà nước. Đồng thời cũng khẳng định trách nhiệm chứng nhận lãnh sự hoặc hợp pháp hóa lãnh sự của các cơ quan chức năng, của các tổ chức và cá nhân người yêu cầu.

Điều 2: Giải thích từ ngữ

Nghị định Chính phủ số 111/2011/NĐ-CP cũng giải thích chính xác nhất về "Chứng nhận lãnh sự" và "Hợp pháp hóa lãnh sự". Theo đó, chứng nhận lãnh sự là thủ tục cơ quan Nhà nước Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

Ngược lại với chứng nhận lãnh sự là hợp pháp hóa lãnh sự. Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài. Lúc này giấy tờ, tài liệu đó mới được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Điều 3: Nội dung chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Khác với dịch thuật công chứng, thủ tục chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự chỉ kiểm tra và chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu. Thủ tục này không bao gồm chứng nhận nội dung và hình thức của giấy tờ đó là chính xác với bản gốc.

Điều 4: Yêu cầu chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Ở mục 4 của Nghị định đã quy định nếu tài liệu, giấy tờ của Việt Nam muốn được công nhận có giá trị pháp lý và sử dụng ở nước ngoài, bắt buộc phải chứng nhận lãnh sự. Tương tự, mọi văn bản, tài liệu đã có con dấu, chữ ký, chức danh liên quan đến nước ngoài đều phải hợp pháp hóa lãnh sự. Nếu không các giấy tờ trên sẽ không có giá trị về pháp lý, chúng sẽ không được sử dụng cho các giao dịch tại Việt Nam.

Một số trường hợp được miễn chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự. Bạn có thể tham khảo thêm tại điều 9 trong Nghị định.

Điều 5: Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam

Vậy các cơ quan nào sẽ có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam. Ở trong nước, cơ quan chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo nghị định sẽ là Bộ ngoại giao. Nếu có quá nhiều hồ sơ cần xử lý, Bộ ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ.

Nếu ở nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài sẽ có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài. Nếu thắc mắc hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần chuẩn bị những gì? Bạn có thể liên hệ nhân viên tư vấn của Chúc Vinh Quý để nhận được sự hỗ trợ.

Điều 6: Người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Mọi cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan đều có quyền đề nghị chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự. Hồ sơ đề nghị có thể của cá nhân họ hoặc của người khác mà không cần phải có giấy ủy quyền.

Các cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan có thể gửi hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự qua đường bưu điện. Hoặc có thể gửi trực tiếp đến Bộ ngoại giao, các cơ quan ngoại vụ được ủy quyền.

Điều 7: Ngôn ngữ, địa điểm chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Ngôn ngữ trong tài liệu, giấy tờ xin phép chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự phải được viết bằng tiếng Việt và ngôn ngữ của quốc gia đó. Hoặc có thể là tiếng Anh, Pháp.

Địa điểm nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ ngoại giao hoặc ở các quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Bộ ủy quyền.

Có thể bạn quan tâm:

Điều 8: Chi phí chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Thủ tục chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự công bố chi phí chính thức là 30,000đ/lần, chi phí cấp bản sao cho giấy tờ, tài liệu là 5,000đ/lần. Người đề nghị sẽ chi trả toàn bộ chi phí trên.

Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Nếu hồ sơ xin chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự được gửi qua đường bưu điện, người đề nghị sẽ chi trả cước cho cả hai chiều đi và về.

thủ tục hợp pháp hóa

Điều 9: Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  • Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
  • Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  • Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

hop phap hoa lanh su

Điều 10: Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

  • Tài liệu, giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự vì có tẩy xóa.
  • Tài liệu không được thẩm quyền vì có các chi tiết mâu thuẫn.
  • Giấy tờ có dấu, chữ ký không phải là bản gốc.
  • Tài liệu giả mạo, chứng nhận sai thẩm quyền.
  • Giấy tờ tài liệu không được thẩm quyền vì gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.

giấy tờ hợp pháp hóa

Lý do nên thuê dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự thuê ngoài

Thủ tục xin chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự rất khó khăn và phức tạp. Nếu như không phải người trong ngành thì bạn sẽ gặp nhiều rắc rối khi tự mình đi làm. Bạn có thể vừa mất công mất sức, lại tốn nhiều tiền bạc mà kết quả không chắc chắn đi đến đích hay không. Một lời khuyên chân thành của Chúc Vinh Quý là bạn nên nhờ đến đơn vị dịch vụ thuê ngoài.

Các đơn vị này thường sẽ có đội ngũ nhân viên đông, mối quan hệ nhiều, giàu kinh nghiệm về các thủ tục liên quan đến pháp lý. Hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự hoặc hợp pháp hóa lãnh sự của bạn sẽ được duyệt nhanh, thủ tục hoàn tất sớm. Tiến độ học tập và công việc của bạn cũng sẽ không bị trì hoãn.

hợp pháp hóa

Để biết thêm thông tin hữu ích hoặc cần đến sự hỗ trợ về thủ tục chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự, bạn có thể liên hệ Chúc Vinh Quý qua Hotline. Hoặc đến trực tiếp văn phòng của chúng tôi tại Hà Nội.

Tags : chứng thực lãnh sự hợp pháp hóa hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu hợp pháp hóa thủ tục hợp pháp hóa
0916187189 0969162538
zalo
face