Người lao động nước ngoài sau khi hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép lao động cần làm gì?

Đăng bởi CAS Media vào lúc 26/02/2021
Nội dung bài viết

    Việc xin giấy phép lao động Việt Nam là một thủ tục hành chính phức tạp và trải qua nhiều công đoạn. Tuy nhiên sau khi có giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài và chủ doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn tất các thủ tục khác để được bắt đầu sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

    Những đối tượng được miễn và không thuộc diện cấp giấy phép lao động

    Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng cao, do đó pháp luật Việt Nam cho phép doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tuyển dụng người nước ngoài về làm việc. Để được làm việc hợp pháp tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài cần có giấy phép lao động. 

    Tuy nhiên, có 7 đối tượng người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động tại Việt Nam đó là:   

    1. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

    2. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.

    3. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

    4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

    5. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

    6. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

    7. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

    Nếu thuộc 1 trong 7 đối tượng trên thì người lao động nước ngoài miễn Giấy phép lao động, bạn chỉ cần làm thủ tục xác nhận.

    Hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép lao động

    Người nước ngoài lao động theo hình thức hợp đồng lao động cần lưu ý:

    - Sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. 

    - Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) đã ký kết tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. 

    Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về hợp pháp lãnh sự, chứng nhận lãnh sự ngay tại đây để hiểu rõ hơn về 2 thủ tục này nhé.

    Chuyển đổi visa lưu trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú

    Thông thường người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam sẽ nhập cảnh với loại visa Doanh nghiệp (ký hiệu DN1) hoặc visa Lao động (ký hiệu LĐ1 hoặc LĐ2). Tuy nhiên, để được cấp visa LĐ1 hoặc LĐ2 thì người nước ngoài phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động.

    Trường hợp người nước ngoài nhập cảnh bằng visa DN1 (được lưu trú tối đa 3 tháng), sau khi có giấy phép lao động thì chuyển đổi sang visa LĐ1 hoặc visa LĐ2 (tương ứng) để kéo dài thời gian lưu trú.

    Ngoài ra, người lao động nước ngoài cũng có thể xin cấp thẻ tạm trú để thay thế visa Việt Nam trong một vài trường hợp giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thay vì phải gia hạn visa nhiều lần.

    Thẻ tạm trú thường có giá trị tương đương với thời hạn của giấy phép lao động, trong đó thẻ tạm trú chỉ được cấp khi giấy phép lao động có giá trị tối thiểu từ 01 năm trở lên, trường hợp dưới 01 năm thì người nước ngoài chỉ xin được visa lưu trú tương ứng.

    Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuế thu nhập cá nhân

    Người lao động nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ quy định của pháp luật của Việt Nam. Theo đó, sau khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia đóng BHXH bắt buộc theo quy định.

    Như vậy, sau khi có giấy phép lao động, doanh nghiệp và người lao động nước ngoài cần hoàn tất các thủ tục liên quan để có thể làm việc và lưu trú hợp pháp tại Việt Nam.

    Vì sao nên cần dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lao động?

    Xin cấp giấy phép lao động Việt Nam là một thủ tục hành chính phức tạp và phải trải qua nhiều giai đoạn mới có thể hoàn thành. Chính vì vậy với những người bận rộn thì việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và các vấn đề liên quan sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Hơn nữa, nếu không rành về quy trình và không có kinh nghiệm xử lý bạn còn có thể gặp những rắc rối không may. Do đó, việc lựa chọn một đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lao động sẽ tốt hơn.

    Chúc Vinh Quý là đơn vị cung cấp dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự và giải quyết các vấn đề của người nước ngoài uy tín và chất lượng hàng đầu tại Hà Nội. Nếu bạn đang có nhu cầu hợp pháp hóa lãnh sự, hãy liên hệ với Chúc Vinh Quý qua số điện thoại hotline hoặc đến trực tiếp văn phòng tại địa chỉ: Số 6/12 ngõ 5 Láng Hạ - Thành Công – Ba Đình – Hà Nội để được hỗ trợ tốt nhất.

    zalo
    face