Việc thường xuyên phải di chuyển ra nước ngoài gần đây khá phổ biến với công dân Việt Nam. Tuy nhiên, công dân cần phải lưu ý những quy định trong luật xuất nhập cảnh để hạn những sự cố không mong muốn ảnh hưởng đến công việc.
Luật xuất nhập cảnh là gì?
Do nhu cầu di chuyển ra nước ngoài nhằm mục đích công việc, học tập, du lịch của công dân Việt Nam ngày càng tăng. Cùng với đó là yêu cầu cụ thể hóa, đồng bộ và thống nhất các quy định về xuất nhập cảnh của Hiến Pháp năm 2013. Nước ta đã ban hành luật xuất nhập cảnh vừa đảm bảo quyền lợi công dân, vừa có cơ sở để công dân chấp hành nghiêm chỉnh những quy định khi đi ra nước ngoài.
Luật xuất nhập cảnh là gì
Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được xây dựng năm 2019 và có sự thông qua của Quốc Hội, chính thức đi vào thực thi từ 1/7/2020. Bộ luật bao gồm 8 chương và 52 điều luật cụ thể, đầy đủ về từng quy định, nguyên tắc và sự đảm bảo quyền lợi tối đa cho công dân khi di chuyển ra nước ngoài.
Luật xuất nhập cảnh quy định những gì?
Luật xuất nhập cảnh 2019 được ban hành và có một số quy định mà công dân cần phải nắm rõ bao gồm:
Công dân Việt Nam sẽ bị nghiêm cấm xuất nhập cảnh nếu vi phạm những trường hợp như:
-
Giả mạo giấy tờ thông hành để xuất nhập cảnh ra nước ngoài.
-
Xuất nhập cảnh với mục đích phi pháp luật, xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
-
Cho mượn, cho thuê, cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh của mình. Giấy tờ xuất nhập cảnh không còn nguyên vẹn, tẩy xóa nhiều.
-
Và một số những hành vi cho liên quan đến Pháp luật khác như làm mất thời thời gian, quấy nhiễu, gây rối người thi hành công vụ. Cung cấp thông tin sai sự thật khi làm giấy tờ xuất nhập cảnh.
Thẻ visa còn hiệu lực trên 6 tháng
Điều kiện để công dân Việt Nam được xuất nhập cảnh:
-
Có đầy đủ giấy tờ xuất nhập cảnh còn hiệu lực, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền đã quy định
-
Không thuộc diện đối tượng bị cấm xuất nhập cảnh
-
Công dân nước ngoài không vi phạm luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và có giấy tờ cho nhập cảnh của nước đến hợp pháp.
-
Chuẩn bị những giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ, giấy thông hành
Giấy thông hành
Thời hạn của các loại giấy tờ xuất nhập cảnh là:
-
Thời hạn hộ chiếu phổ thông dành cho công dân từ 14 tuổi trở lên là 10 năm và không được gia hạn
-
Thời hạn hộ chiếu phổ thông dành cho công dân chưa đủ 14 tuổi là 5 năm và không được gia hạn
-
Công dân sử dụng hộ chiếu phổ thông theo hình thức rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn
-
Riêng hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ có thời hạn là 5 năm, được gia hạn 1 lần không quá 3 năm với điều kiện thời hạn còn dưới 1 năm.
Hộ chiếu phổ thông/hộ chiếu công vụ cần mang theo
Một số điểm đáng chú ý trong luật xuất nhập cảnh Việt Nam
Sau khi ban hành Luật xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam, có một số điều luật đáng chú ý và tạo thuận lợi cho công dân như:
-
Công dân có thẻ căn cước công dân được làm hộ chiếu phổ thông ở địa điểm thuận lợi. Công dân có thể nộp hồ sơ làm hộ chiếu tại các cơ quan xuất nhập cảnh Công an tình nơi mình cư trú.
-
Bao gồm 4 loại hộ chiếu xuất nhập cảnh là: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành.
-
Trẻ em dưới 9 tuổi được cấp hộ chiếu có thời hạn 5 năm theo yêu cầu của cha mẹ.
Lưu ý trong luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam
-
Công dân trên 14 tuổi được lựa chọn việc có hay không gắn chíp điện tử vào hộ chiếu
-
Hộ chiếu phổ thông ngắn hạn được cấp thay cho giấy thông hành ngắn hạn
Nhờ có những quy định mới trong luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam mà bộ phận chức năng dễ dàng kiểm soát và bảo đảm sự an toàn trong quá trình quản lý. Công dân có nhu cầu xuất nhập cảnh nhưng chưa biết địa điểm làm hồ sơ có thể đến công ty dịch thuật Chúc Vinh Quý để có thể giải quyết nhanh chóng, gọn nhẹ những thủ tục cần thiết.