Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài là một khái niệm vừa quen thuộc nhưng lại cũng khá lạ lẫm đối với nhiều người. Đặc biệt khi hình thức này đóng góp một phần không nhỏ cho tăng trưởng GDP tại Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn định nghĩa và bản chất của kinh tế đầu tư vốn nước ngoài.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu ra sao?
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế do một nhà đầu tư ở một đất nước đầu tư tất cả hoặc một ít vốn để phát triển trên lãnh thổ quốc gia khác nhằm hoạt động sản xuất kiếm lợi nhuận.
Kinh tế có vốn đầu tư ở nước ngoài gồm cá nhân và tổ chức
Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia hiện nay không phân loại vốn đầu tư trong và ngoài nước. Do đó khái niệm về kinh tế vốn đầu tư nước ngoài gần như không tồn tại. Ở đây các doanh nghiệp được thành lập dựa theo hình thức góp vốn từ nhà đầu tư theo đúng pháp luật hiện hành.
Để hiểu rõ hơn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì bạn cần nắm được thông tin về luật đầu tư năm 2014 với quy định như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức có nhà đầu tư ngoại quốc làm cổ đông hay thành viên”. Chính vì vậy, phải hoạt động và tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Định nghĩa thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là những doanh nghiệp sở hữu vốn đầu tư từ nước ngoài. Từ lâu, thuật ngữ này đã xuất hiện phổ biến tại nhiều quốc gia khi làn sóng đổ vào đầu tư giữa các quốc gia với nhau tăng lên đột biến.
Ở Việt Nam, theo Luật đầu tư năm 2014 không đưa ra quy định về định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ở khoản 18 điều 3 lại nói rõ: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên.
Ngoài ra tại khoản 16 lại quy định: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hình thành và hoạt động theo đúng pháp luật Việt Nam bao gồm doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức đầu tư kinh doanh.
FDI được định nghĩa theo thành phần kinh tế
Nếu để phân tích rõ định nghĩa về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có lẽ phạm vi bài viết sẽ không đủ. Do đó, những cá nhân hay doanh nghiệp nào đang quan tâm tới hình thức đầu tư này có thể tìm đến Chúc Vinh Quý. Công ty này chuyên cung cấp dịch vụ giấy tờ pháp lý liên quan tới chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự. Do đó mọi thắc mắc hay yêu cầu từ khách hàng đều được Chúc Vinh Quý hỗ trợ tối đa.
Thực trạng và giải pháp tăng mạnh vốn đầu tư nước ngoài
Việt Nam luôn đất nước thu hút rất đông nhà đầu tư hay nguồn vốn từ nước ngoài. Lý do đến từ dải đất hình chữ vô cùng tiềm năng phát triển đa ngành. Tuy nhiên thực trạng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đang tăng trưởng không đồng đều và đi theo biểu đồ hình sin.
Việt Nam thu hút vốn FDI giai đoạn 2010 - 2022
Thực trạng nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ 2010 cho đến nay cụ thể như sau:
-
Lợi thế của Việt Nam dành cho các nhà đầu tư chính là môi trường ổn định. Đồng thời kinh tế vĩ mô cũng phát triển lâu bền kèm nhân lực cực kỳ đông đảo, chi phí rẻ. Do đó nguồn vốn FDI đẩy mạnh vào Việt Nam thời gian qua liên tục có xu hướng tăng nhưng không quá cao.
-
Ở giai đoạn từ 2010 đến 2014, tuy FDI đăng ký lên chính phủ Việt Nam có sự biến động đi lên nhưng tăng không nhiều chỉ từ 19,89 tỷ USD lên 21,92 tỷ USD. Mãi sau 2015, FDI thực sự mới bùng nổ ở dải đất hình chữ S mới thay đổi tích cực khi năm 2019, Việt Nam ghi nhận 38,95 tỷ USD nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
-
Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 đầu 2020, đại dịch Covid 19 bùng phát trên toàn cầu vô hình chung đã làm FDI tại Việt Nam sụt giảm tới 25% chỉ còn 28,53%.
Thực trạng vốn FDI đầu tư tại Việt Nam theo giai đoạn
Định hướng và một số giải pháp
Rò ràng thực trạng nguồn vốn FDI tuy chưa đến mức báo động nhưng nếu để tiếp diễn chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho kinh tế quốc gia. Vì vậy dưới đây là giải pháp giúp các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, để mắt tới Việt Nam nhiều hơn:
-
Đẩy mạnh môi trường đầu tư chung là giải pháp giúp Việt Nam thu hút nhà đầu tư nước ngoài khối EU hoặc Mỹ. Ngoài ra các chính sách quy định cũng nên được cơi nới kèm sự công khai minh bạch.
-
Các địa phương đang phát triển phải đẩy mạnh dự án công nghệ cao và hiện đại. Ngoài ra nơi đó cần chú trọng và đáp ứng yêu cầu từ tập đoàn xuyên quốc gia về mọi mặt.
-
Tất cả doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực từ mọi mặt nhiều hơn nữa. Nhờ đó nhà đầu tư nước ngoài mới chú ý và hợp tác.
-
Kiểm tra lại FDI để lên kế hoạch điều chỉnh, thay đổi phù hợp.
Đẩy mạnh môi trường đầu tư giúp c
Đặc điểm của các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Tổ chức kinh tế có sở hữu vốn đầu tư nước ngoài được chia thành ba hình thức cơ bản gồm: liên doanh, có vốn nước ngoài, 100% vốn nước ngoài. Để hiểu rõ hơn bạn cần nắm được các đặc điểm chính như sau.
Công ty liên doanh
Đây là hình thức mà công ty sẽ do hai hay nhiều bên khác nhau hợp tác để thành lập. Dựa trên cơ sở hiệp định chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài hay doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp nước ngoài.
Hình thức thành lập được cho phép là công ty trách nhiệm hữu hạn và mỗi bên tham gia phải chịu trách nhiệm trong việc góp vốn pháp định. Tất cả các bên liên doanh đều có tư cách pháp nhân và được hoạt động để từ khi được cấp giấy phép đầu tư.
Về vốn pháp định sẽ phải bằng 30% trên tổng vốn đầu tư, một số hạng mục dự án cho phép thấp hơn nhưng không dưới 20%. Và tỷ lệ này phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
Với hình thức liên doanh đem lại lợi thế cho tất cả các bên tham gia (Nhà đầu tư Việt và nước ngoài). Đặc biệt với doanh nghiệp hay nhà đầu tư Việt Nam còn có cơ hội tiếp cận với trình độ quản lý hiện đại và các công nghệ tiên tiến hơn.
Dự án công nghệ cao cần được đẩy mạnh
Công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài
Công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài đã được giải thích chính xác tại phần đầu tiên của bài viết mà bạn có thể đọc lại để hiểu rõ hơn. Sau đây, Chúc Vinh Quý sẽ mang đến thông tin về điều kiện để thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài:
- Đó phải là công ty hay tổ chức có hoạt động từ một năm trở lên.
- Cá nhân hay tổ chức nước ngoài có nhu cầu đầu tư tại thị trường Việt Nam dưới các hình thức như liên doanh, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn một hoặc từ hai thành viên trở lên.
- Phải có dự án đầu tư đã làm thủ tục đăng ký hoặc thay vào đó là thẩm tra đầu tư bởi cơ quan nhà nước.
- Phải có địa điểm thực hiện sao cho phù hợp với quy hoạch tại địa phương.
- Phải báo cáo đầy đủ về năng lực tài chính thực hiện công việc đầu tư.
- Đảm bảo hoạt động đầu tư đạt điều kiện về an ninh, trật tự xã hội và môi trường.
- Chỉ có thể đăng ký các ngành dịch vụ được chính phủ Việt Nam cấp phép.
Doanh nghiệp, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài phải thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của nhà đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp thành lập lập phải hoạt động theo pháp luật của Việt Nam và tự chịu trách nhiệm quản lý và kết quả kinh doanh.
Hình thức thành lập công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn và có tư cách pháp nhân và pháp lý. Số vốn pháp định phải bằng 30% vốn đầu tư nhưng với các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, trồng rừng và một số dự án khác sẽ có mức ưu đãi 20%.
Loại hình doanh nghiệp này có ưu điểm là chịu sự quản lý bởi nhà đầu tư nước ngoài nên sẽ đem lại hiệu quả khác so với tổ chức trong nước. Công ty 100% vốn nước ngoài được đầu tư mạnh mẽ về công nghệ đem lại chất lượng cao.
Toàn bộ nội dung phía trên là những thông tin về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà bạn nên biết. Rõ ràng Việt Nam với những lợi thế nhất định luôn là điểm hoạt động kinh doanh sinh lời đầy hứa hẹn và tiềm năng trong tương lai. Do đó các công ty hay doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực để thu hút FDI.