Đại sứ quán Nhật Bản - Quy trình hợp pháp hóa tài liệu, giấy tờ Nhật Bản để sử dụng tại Việt Nam

Đăng bởi CAS Media vào lúc 31/03/2021
Nội dung bài viết

    Đại sứ quán Nhật Bản là nơi để hợp pháp hóa các loại giấy tờ, tài liệu của Nhật Bản sử dụng tại Việt Nam. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn quy trình hợp pháp hóa tài liệu bao gồm những bước như thế nào?

    Địa chỉ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

    Ban lãnh sự, đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

    Địa chỉ liên hệ: số nhà 27 Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

    Điện thoại: 024 3846 3000

    Ban lãnh sự làm việc các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, những ngày cuối tuần và ngày lễ sẽ không làm việc.

    Thời gian làm việc của ban lãnh sự:

    • Thời gian nhận hồ sơ xin visa: từ 8h30 sáng đến 11h30 sáng
    • Thời gian trả kết quả hồ sơ xin visa: từ 13h30 chiều đến 16h45 chiều

    Đại lý ủy thác

    Đại sứ quán Nhật Bản chỉ định cho các công ty đại diện xin visa vad các công ty du lịch tại Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện thì mới được làm công tác ủy thác đại diện xin visa. Trong trường hợp, người đó đang sống ở xa hoặc người bận công việc, Đại sứ quán khuyến khích nên áp dụng dịch vụ này để sử dụng các loại giấy tờ nêu trên.

    Lưu ý:

    • Những trường hợp giả mạo hồ sơ sẽ bị đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam xử phạt nghiêm khắc
    • Hồ sơ xin visa phải nộp trực tiếp, không được nộp qua đường bưu điện, qua gmail, fax...
    • Những trường hợp khẩn cấp mang tính nhân đạo, visa không được cấp sớm
    • Những thắc mắc mang tính cá nhân về tiến độ hay kết quả xét duyệt sẽ không được đại sứ quán Nhật Bản giải đáp.
    • Đại sứ quán Nhật Bản không công bố lý do cụ thể về việc quý khách đã xin visa nhưng không được cấp. 

    Quy trình hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu nước ngoài của Nhật Bản để sử dụng tại Việt Nam

    Thẩm quyền cấp phép hợp pháp lãnh sự cho giấy tờ và tài liệu thuộc Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và cục lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

    Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự cần chuẩn bị 

    Hồ sơ bao gồm:

    • Một tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu có sẵn được ban hành theo thông tư của Bộ ngoại giao. 
    • Bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực. 
    • Các giấy tờ, tài liệu được đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền có chức năng của Nhật Bản cấp giấy chứng nhận. 
    • Một bản dịch giấy tờ, tài liệu cần được hợp pháp hóa để sử dụng tại Việt Nam sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt, nếu tài liệu chưa được lập bằng các ngôn ngữ trên. 
    • Một bản chụp lại giấy tờ, tài liệu cần được hợp pháp hóa để lưu giữ tại Bộ Ngoại giao. Trong trường hợp cần kiểm tra tính chính xác của giấy tờ, tài liệu đang cần được hợp pháp hóa để sử dụng tại Việt Nam, người tiếp nhận hồ sơ có quyền yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình những bằng chứng có liên quan để xác thực.

     

    Bản chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự

    Lệ phí, quy định mức thu phí hợp pháp hóa lãnh sự là 30.000 vnđ mỗi lần cấp. Nếu yêu cầu thêm cả bản sao của giấy tờ và tài liệu thì thêm 5000 đồng mỗi lần. Điều này đã được quy định trong điều 5 thông tư 157/2016/TT-BTC.

    Các giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự

    Một số giấy tờ, tài liệu không cần phải thực hiện quy định về hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm có:

    • Các loại giấy tờ, tài liệu theo Điều ước quốc tế do Việt Nam và các nước có liên quan đều là thành viên sẽ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy tắc có đi có lại. 
    • Các giấy tờ, tài liệu được chuyển trực tiếp hoặc chuyển qua đường ngoại giao giữa hai cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.
    • Các giấy tờ, tài liệu đã có trong quy định của pháp luật Việt Nam về việc miễn bỏ hợp pháp hóa lãnh sự.
    • Các giấy tờ, tài liệu do cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hay của nước ngoài không yêu cầu phải có sự hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và nước đó. 

    Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự

    Những giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm: 

    • Các giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa sẽ không được đính chính theo quy định của pháp luật
    • Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn với nhau
    • Các giấy tờ, tài liệu sai sự thật, giả mạo, hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền so với quy định của pháp luật đã quy định
    • Các giấy tờ, tài liệu có chữ kỳ và con dấu không phải là chữ ký và con dấu gốc
    • Các giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước Việt Nam

    Chứng nhận đại sứ quán Nhật Bản

    Chứng nhận đại sứ quán Nhật Bản

    Bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ của Nhật Bản tại Việt Nam. Hãy lưu ý chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và nắm rõ thông tin, tránh mất nhiều thời gian khi xin thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự bạn nhé.

    0916187189 0969162538
    zalo
    face