Hợp pháp hóa lãnh sự hướng dẫn quy trình dễ hiểu

Đăng bởi Hợp Pháp Hoá Lãnh Sự vào lúc 21/02/2019
Nội dung bài viết

    Hop-phap-hoa-lanh-su

    Đối với những ai từ nước ngoài về khi làm thủ tục liên quan đến cơ quan nhà nước, hoặc đối với người Việt Nam dịch tài liệu sang tiếng nước ngoài, thì đều phải hợp pháp hóa. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đi vào giải thích quy trình hợp pháp hóa lãnh sự theo hướng đơn giản và dễ hiểu nhất.
    Hợp pháp hoá lãnh sự là gì?
    Trường hợp 1: Với  những tài liệu tiếng nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam
    Hợp pháp hóa lãnh sự : là việc Sở ngoại vụ tại Việt Nam hoặc Đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài xác nhận bằng cách ký tên và đóng con dấu “hợp pháp hóa lãnh sự”. Nghĩa là sau khi có chữ ký và con dấu của một trong hai cơ quan vừa nêu này, thì tài liệu đã được Hợp pháp hóa, sau đo  chúng phải được dịch thuật sang tiếng Việt, rồi công chứng nhà nước hoặc chứng thực phòng công chứng tư, thì tài liệu mới sử dụng đường đường chính chính tại Việt Nam.
    Trường hợp 2: Tài liệu tiếng Việt Nam để sử dụng tại nước ngoài
    Hợp pháp hóa lãnh sự : là việc Lãnh sự quán / đại sứ quán của nước ngoài đặt tại Việt Nam ký tên và đóng dấu “Certification” hoặc “Legalization” (đối với trường hợp tiếng Anh) lên bản dịch tiếng nước ngoài và/hoặc tiếng Việt sau khi được dịch thuật công chứng sang tiếng nước ngoài; hoặc Bộ ngoại giao nước ngoài hoặc cơ quan có chức năng lãnh sự tương đương đặt tại nước họ ký tên và đóng con dấu “certifiction/legalization” (đối với trường hợp tiếng Anh) hoặc bằng tiếng nước ngoài khác.
    Mẫu Hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu tiếng nước ngoài sử dụng tại Việt Nam
    Hop-phap-hoa-lanh-su
    Đối với tài liệu tiếng nước ngoài
    Để hợp pháp hóa lãnh sự, tài liệu tiếng nước ngoài trước hết phải được Chứng nhận lãnh sự của lãnh sự quán/đại sứ quán nước phát hành tài liệu, và:
    - Nếu là tài liệu tiếng Anh: không cần phải dịch sang tiếng Việt trước khi mang đi hợp pháp hóa lãnh sự
    - Đối với tài liệu tiếng khác tiếng Anh (như Pháp, Đức, Trung, Nhật, Hàn…) thì trước hết cần phải dịch sang tiếng Việt, có xác nhận của cơ quan pháp nhân, hoặc là công ty dịch thuật
    - Sau đó mới đăng ký trực tuyến để HPHLS.
    - Sau khi đăng ký trực tuyến, cần in tờ khai ra, sau đó mang đến Sở ngoài vụ để HPHLS.
    Để hợp pháp hóa lãnh sự, tài liệu tiếng Việt Nam trước hết phải được dịch thuật sang tiếng nước ngoài và công chứng bản dịch, sau đó mang đến Sở ngoại vụ (thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam) để chứng nhận lãnh sự, đến đây có 2 trường hợp:
    Trường hợp 1: Hợp pháp hóa tại Việt Nam: thì sau khi được chứng nhận lãnh sự của Sở Ngoại vụ, tài liệu được ký và đóng dấu của Đại sứ quán / lãnh sự quán của nước ngoài TẠI VIỆT NAM, thì tài liệu không cần làm gì nữa, có thể mang và sử dụng tại nước ngoài hợp pháp.
    Trường hợp 2: Hợp pháp hóa ở nước ngoài: chúng tôi KHÔNG khuyến nghị làm phương án này, vì nó phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn khi làm tại Việt Nam như trường hợp 1 trên. Sau khi tài liệu được Sở ngoại vụ Việt Nam chứng nhận, sau đó mang ra nước ngoài, được Đại sứ quán Việt Nam / Lãnh sự quán Việt Nam đặt tại nước ngoài ký tên đóng dấu Xác nhận lần nước, rồi mới được Hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ ngoại giao hoặc cơ quan có chức năng hợp pháp lãnh sự của nước ngoài.  Trường hợp này rất mất thời gian và tiền bạc, đặc biệt khi bạn chưa rành đường đi nước bước tại nước ngoài.
    Mọi vấn đề thắc mắc vui lòng Quý Khách Hàng liên hệ với chung tôi với địa chỉ: 
     
    Công ty TNHH Chúc Vinh Quý
    ĐT: 0916187189 – 0969162538
    Email: hopphaphoacvq@gmail.com
    Địa chỉ: số 61 phố Nguyễn Ngọc Doãn, phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội.
    0916187189 0969162538
    zalo
    face