Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Thủ tục và quy trình hợp pháp hóa lãnh sự như thế nào? Đơn vị nhận thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội? Tất tần tật những câu có liên quan đến thủ tục này sẽ được Chúc Vinh Quý giải đáp trong bài viết này. Từ đó giúp bạn có cái nhìn toàn diện và dễ dàng hơn khi đi hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ.
Hợp pháp hóa lãnh sự
Dựa theo chứng nhận lãnh sự và Hợp pháp hóa lãnh sự theo Nghị định Chính phủ số 111/2011/NĐ-CP, hợp pháp hóa lãnh sự là thủ tục do Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm xác thực. Cơ quan Nhà nước này sẽ chứng nhận con dấu, chức danh, chữ ký trên giấy tờ hoặc văn bản từ nước ngoài. Sau khi hợp pháp hóa lãnh sự, các tài liệu này sẽ được công nhận về mặt pháp lý và sử dụng cho các giao dịch ở Việt Nam. Ngược lại, hợp pháp hóa lãnh sự cũng có thể chứng nhận giấy tờ Việt Nam khi muốn sử dụng tại nước ngoài.
Trình tự làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
Trình tự của thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự sẽ luôn được đi theo theo từng bước. Điều này giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý và kiểm soát được số lượng giấy tờ nộp lên từ người dân. Đầu tiên, người yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và hồ sơ. Sau đó gửi lên Bộ ngoại giao hoặc cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Bộ ngoại giao ủy quyền. Thời gian giải quyết sẽ diễn ra trong vòng 1 ngày kể từ khi cơ quan Nhà nước tiếp nhận hồ sơ của bạn.
Chuẩn bị kỹ càng hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự
Chuẩn bị hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại Giao cần những gì? Người yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:
1/ Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định được ban bố năm 2012.
2/ Bản gốc chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hoặc các giấy tờ tùy thân khác. Trường hợp gửi và nhận lại hồ sơ qua đường bưu điện, cần gửi kèm hình ảnh bản chụp giấy tờ tùy thân.
3/ Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận.
4/ Nếu giấy tờ được viết bằng ngôn ngữ ngoài tiếng Anh hay tiếng Việt, thì cần kèm theo bản dịch đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự qua 2 thứ tiếng này.
5/ Bản chụp các giấy tờ, tài liệu lưu tại mục 4 và 5 để lưu tại Bộ Ngoại giao.
Một điều bạn nên lưu ý là hồ sơ yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự không thể thiếu 1 trong 4 loại giấy tờ trên. Nếu thiếu thì hồ sơ của bạn sẽ không được duyệt. Bạn phải đem về bổ sung đầy đủ.
Những quốc gia được miễn hợp pháp hóa lãnh sự
Tổng hợp 30 quốc gia và các loại tài liệu giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự:
1. Cộng hòa Ba Lan
2. Cộng hòa Áp-ga-ni-xtan (Afghanistan)
3. Cộng hòa Dân chủ và Nhân dân An-giê-ri (Algérie)
4. Cộng hòa Bun-ga-ri (Bulgaria)
5. Cộng hòa Ca-dắc-xtan (Kazakhstan)
6. Cộng hòa Cu-ba (Cuba)
7. Cộng hòa Bê-la-rút (Belarus)
8. Cộng hòa Hung-ga-ri (Hungary)
9. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
10. Vương quốc Đan Mạch
11. Vương quốc Cam-pu-chia (Campuchia)
12. Vương quốc Hà Lan
13. Cộng hòa I-ta-li-a (Italia)
14. Trung Quốc
15. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
16. Cộng hòa I-rắc (Iraq)
17. Nhật Bản
18. Cộng hòa Pháp
19. Quốc gia cộng hoà Ni-ca-ra-goa (Nicaragua)
20. Mông Cổ
21. Australia
22. Ru-ma-ni (România)
23. Vương quốc Tây Ban Nha
24. U-crai-na (Ukraina)
25. Liên bang Nga
26. Cộng hòa Séc
27. Liên bang Thụy Sỹ
26. Cộng hòa In-đô-nê-xi-a (Indonesia)
29.Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
30. Cộng hòa Xlô-va-ki-a (Slovakia)
Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu, giấy tờ
Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu Việt Nam đi nước ngoài và tài liệu nước ngoài về Việt Nam sẽ được xử lý phân chia thành 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất là hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam. Giấy tờ nước ngoài sau khi được hợp pháp hóa sẽ tiếp tục dịch thuật thành tiếng Việt. Bản dịch này đem đi công chứng hoặc chứng thực tại phòng tư pháp mới bắt đầu sử dụng ở nước ta.
Trường hợp thứ 2 là hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu tiếng Việt khi muốn sử dụng ở một quốc gia khác. Giấy tờ tiếng Việt sẽ được dịch thuật sang ngôn ngữ của nước mà bạn muốn sử dụng. Sau đó đi công chứng hoặc chứng thực tại phòng tư pháp. Cuối cùng, lãnh sự quán hoặc đại sứ quán của nước ngoài đặt tại Việt Nam ký tên và đóng dấu thì đã hoàn tất thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.
Các loại tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự
Theo thông tin hợp pháp hóa lãnh sự được quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, những tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự nếu thuộc 1 trong 4 trường hợp sau:
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
Giấy tờ, tài liệu không hợp lệ khi hợp pháp hóa lãnh sự
Các loại giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự:
- Nội dung trong văn bản, giấy tờ không có sự đồng nhất với nhau. Hoặc các giấy tờ trong cùng một hồ sơ yêu cầu thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự có mâu thuẫn.
- Con dấu đóng trên giấy tờ, văn bản không phải con dấu gốc.
- Nội dung giấy tờ, văn bản vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam. Thông tin trong giấy tờ không phù hợp với chủ trương và chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc cố ý gây xung đột về chính trị.
Chi phí về hợp pháp hóa lãnh sự chính thức theo thông tư 157/2016/TT-BTC
Hợp pháp hóa lãnh sự công bố chi phí chính thức niêm yết công khai. Các đơn vị nhận dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự thường cũng sẽ báo giá không chênh lệch quá nhiều với mức giá đã được niêm yết. Họ sẽ tính đúng với chi phí Bộ ngoại giao đã niêm yết cộng thêm với số tiền dịch vụ. Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự là 30,000đ/lần. Chi phí cấp bản sao cho giấy tờ, tài liệu là 5,000đ/lần.
Có thể bạn quan tâm:
- Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Thủ tục và nơi làm hợp pháp hóa lãnh sự
- Hộ chiếu có cần hợp pháp hóa lãnh sự không? Những trường hợp hộ chiều không cần hợp pháp hóa lãnh sự
- Thông tin trên tem hợp pháp hóa lãnh sự của Bộ Ngoại Giao Việt Nam và Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài
Vì sao nên lựa chọn dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự bên ngoài?
Nếu không rành về thủ tục, quy trình hợp pháp hóa lãnh sự, thì bạn sẽ tốn không ít thời gian, công sức và tiền bạc khi tự mình làm. Đôi khi, hồ sơ của bạn còn không được duyệt vì giấy tờ không đúng hoặc thiếu. Tránh cho trường hợp này xảy ra, nếu không có nhiều kinh nghiệm thì bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị hợp pháp hóa lãnh sự bên ngoài.
Các công ty này đã có nhiều kinh nghiệm lên xuống các cơ quan Nhà nước hợp pháp hóa lãnh sự. Vậy nên đối với họ thủ tục này dễ như "trở bàn tay". Tỷ lệ hồ sơ được duyệt và hợp pháp hóa lãnh sự thành công cũng cao hơn so với bạn. Bên cạnh đó, khi có các vấn đề gì phát sinh bất ngờ xảy ra, các đơn vị dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự bên ngoài cũng sẽ thay bạn giải quyết.
Lý do nên chọn dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Chúc Vinh Quý
Có không ít lý do bạn nên chọn các dịch vụ tại Chúc Vinh Quý, trong đó bao gồm cả thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Hiện tại, ngoài dịch thuật công chứng và dịch thuật tài liệu chuyên ngành đa ngôn ngữ, chúng tôi còn nổi tiếng trong lĩnh vực hợp pháp hóa lãnh sự. Tài liệu, giấy tờ khi được Chúc Vinh Quý nhận hợp pháp hóa lãnh sự luôn bảo đảm thành công 100%.
Vì sao chúng tôi lại khẳng định chắc chắn như vậy? Câu trả lời chính bởi sự nhiệt huyết, tận tâm với nghề của đội ngũ nhân viên Chúc Vinh Quý. Khi khách hàng gửi tài liệu và hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự, chúng tôi luôn tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng và đối chiếu với bản gốc chính xác nhất. Sau đó mới trình lên Bộ ngoại giao hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền. Giấy tờ của bạn sẽ được đảm bảo không có bất kỳ sự sai sót nào dẫn đến trì hoãn khi hợp pháp hóa lãnh sự.
Những thông tin tổng hợp về hợp pháp hóa lãnh sự trong bài mong rằng đã giúp bạn có thêm kiến thức liên quan đến các thủ tục này. Từ đó sẽ có sự chuẩn bị tốt và kỹ lưỡng hơn. Để biết thêm chi tiết, khách hàng có thể liên hệ với nhân viên tư vấn của Chúc Vinh Quý thông qua số Hotline hoặc đến trực tiếp văn phòng công ty tại: Số 6/12 Ngõ 5 - Phố Láng Hạ - Phường Thành Công - Quận Ba Đình - Hà Nội